Mù màu-những điều cần biết

Rối loạn sắc giác hay mù màu là một nhóm tình trạng ảnh hưởng đến khả năng nhận biết màu sắc. Mù màu đỏ-lục là dạng mù màu thường gặp nhất. Sau đây là những con số đáng chú ý về tình trạng mù màu:
Khoảng 300 triệu người bị mù màu trên toàn cầu!
Tỉ lệ mù màu nhiều hơn bạn tưởng. Cứ 12 người nam thì có 1 người bị mù màu (8% nam bị mù màu). Ở nữ, tỉ lệ này thấp hơn: 200 người nữ mới có 1 người bị mù màu (4% nữ bị mù màu). Điều đó có nghĩa là 95% người bị mù màu là nam giới.
98% người bị mù màu là mù màu đỏ-lục. Mù màu đỏ-lục di truyền từ người mẹ trên nhiễm sắc thể X. Mù màu đỏ lục do di truyền xảy ra ở cả hai mắt.
Mù màu đỏ lục được gây ra bởi sự tổn hại các tế bào nón- tế bào cảm thụ ánh sang ở võng mạc: Tế bào nón M- nhạy với ánh sáng lục và tế bào nón L: nhạy với ánh sáng đỏ.
Người mù màu nhìn như thế nào?
Người mù màu đỏ-lục gặp khó khăn khi phân biệt các màu đỏ, vàng và lục.
Vẫn có trường hợp mù màu từng mắt, nhưng rất hiếm.
Trẻ em mới sinh ra đều bị mù màu! Sác giác được phát triển từ từ và dần hoàn thiện vào khoảng 6 tháng tuổi.
Bảng test mù màu Ishihara được phát minh bởi bác sĩ Shinobu Ishihara vào năm 1917 khi ông phục vụ cho quân đội Nhật. Hiện nay, test Ishihara được sử dụng phổ biến trên toàn cầu.
Những khó khăn của người mù màu: khó phân biệt đèn tín hiệu giao thông. Khó phân biệt màu sắc thức ăn, hoa quả. Cần cân nhắc định hướng nghề nghiệp phù hợp (những nghề không cho nhân viên bị mù màu: phi công, cảnh sát,v.v)
Nhìn chung, không có cách chữa mù màu. Tuy nhiên, vài loại kính lọc và kính tiếp xúc nhuộm màu sẽ giúp cho người mù màu phân biệt các màu sắc khác nhau tốt hơn.
Ta nên cho trẻ đi kiểm tra mắt với các chuyên gia khúc xạ để có thể chẩn đoán tình trạng mù màu và đưa ra các bước tư vấn hợp lý cho trẻ.