Lịch sử thương hiệu đồng hồ Hublot – Art of Timepiece

Hublot có được nhiều người thích không? Điểm này có thể thấy rất rõ trong một thập kỷ gần đây nhờ vào khả năng Marketing siêu đẳng của hãng. Bên cạnh đó, Hublot còn được biết đến như một nhà tiên phong trong lĩnh vực chế tác vật liệu. Bài viết này được dành để nói về những thành tựu mà Hublot đã đạt được, và lịch sử huy hoàng của thương hiệu này.

Carlo Crocco nhà sáng lập chứa đầy đủ DNA của một vĩ nhân.
Nhà sáng lập Carlo Crocco của Hublot xuất thân từ một gia đình có truyền thống sản xuất đồng hồ lâu năm tại Ý – Binda Group, tuy nhiên ông lại khao khát phát triển một thương hiệu riêng.

Nhà sán lập Carlo Crocco – Người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho Hublot

Với khoảng 4 triệu đô lúc ban đầu, Carlo Crocco đã thành lập cho mình một hãng đồng hồ với thiết kế ban đầu nhắm đến giới thượng lưu yêu thích những chiếc đồng hồ thể thao.

Ở thời điểm lúc bấy giờ được xem như đi ngược lại xu hướng của ngành đồng hồ, lúc đó đang say mê với phong trào phục hưng các di sản.

Giới quý tộc châu Âu vào thời điểm đó thường có xu hướng chọn những bãi biển, miền tây nước Pháp để du lịch vào mùa hè. Hoặc lênh đênh trên những chuyến hải trình dài trên biển Địa Trung Hải. Một trong những biểu tượng gần gũi với họ là ô cửa sổ để đón ánh sáng vào tàu.

Khi Crocco cần một cái tên phù hợp để giới thiệu chiếc đồng hồ con cưng tại Basel. Ô cửa sổ du thuyền trong tiếng Anh được gọi là “Porthole” còn trong tiếng Pháp là Hublot.

Và không gì gần gũi hơn, Crocco quyết định gọi thương hiệu đồng hồ đầu tiên của mình là Hublot, chính thức ra đời năm tại Baselworld.

Hình ảnh ô cửa sổ được chọn làm tên thương hiệu và dòng đồng hồ biểu tượng – Classic Fusion

Thời đó đồng hồ dùng dây da hoặc kim loại, tuy sang trọng nhưng không tiện hoặc không chịu được khí hậu khi đi biển. Sau 3 năm nghiên cứu, Carlo Crocco đã sáng chế ra dây đeo cao su đầu tiên trong lịch sử, đạt yêu cầu về độ mềm, nhẹ, bền, nhiều màu sắc, không dị ứng và có thể vệ sinh dễ dàng.

Mặc cho giới chuyên môn cho rằng đây là một điều kỳ dị, những chiếc Hublot lại rất thành công vì mang lại cảm giác thoải mái và tinh thần phù hợp khi đi biển.

Mẫu đồng hồ Hublot đầu tiên được giới thiệu vào năm 1976 với dây đeo cao su tích hợp

Chúng nhẹ hơn, mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn nhưng vẫn không làm mất đi sự sang trọng. Sức ảnh hưởng bộ dây cao su ngày càng được phổ biến rộng rãi. Tới ngày nay, nhiều thương hiệu cao cấp khác cũng vận dụng sáng tạo này chứng tỏ tầm nhìn vượt thời gian của nhà tạo lập.

Năm 1976, mẫu đồng hồ Hublot đầu tiên được giới thiệu. Ngay lập tức, hiệu quả và doanh thu mang về cho Crocco là vô cùng khả quan.

Đồng hành cùng cơn sốt Audemars Piguet Royal Oak và Patek Philippe Nautilus được Gérald Genta thiết kế, những chiếc đồng hồ của Hublot nhanh chóng có được sự đón nhận.

Mẫu đồng hồ Audermars Piguet Royal Oak đầu tiên tạo nên làn sóng Luxury Sport Watch

Đầu tiên Vua Hy Lạp mua thử một chiếc đồng hồ Hublot vỏ vàng dây cao su đen, theo sau đó là Vua Tây Ban Nha, Vua Thuỵ Điển và Hoàng Tử Monaco. Và sau đó là rất nhiều người nổi tiếng và giới quý tộc châu Âu sử dụng đồng hồ của Hublot.

Thành công của của thương hiệu này tiếp diễn trong một vài thập kỷ, với sự phát triển mạnh mẽ của những mẫu đồng hồ quartz Nhật Bản, Hublot đã không còn là chính mình Crocco lúc này cần cộng sự để cùng đưa Hublot lên nấc thang mới.

Người đó không ai khác chính là Jean-Claude Biver, huyền thoại chiến lược của ngành đồng hồ thế giới.

Jean-Claude Biver – Người đưa triết lý Art of Fusion trở thành huyền thoại
Background khủng là những gì người ta có thể mường tượng về Jean-Claude Biver, khi ông đã phục hưng 2 thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ là Blancpain và Omega.

Jean-Claude Biver người đưa thương hiệu Hulot lên một tầm cao mới

Với Blancpain đã hoàn toàn phá sản, chỉ còn sót lại vàng son quá khứ và một tương lai vô định trước cơn bão đồng hồ quartz, còn với Omega, một trong những thành công của ông là việc ngoài đưa doanh thu và lợi nhuận tăng vọt trong thời gian ông tại vị.

Dưới thời của ông, Omega xuất hiện trên cổ tay James Bond trong chuỗi phim điệp viên 007 và cho tới tận ngày nay, đây được xem như một thành công của Omega khi đoạt mất vị trí của Rolex trong loạt phim này.

Khi về với Hublot, với triết lý Art of Fusion, kết nối tính truyền thống của ngành chế tác đồng hồ cơ khí và những phát minh hướng tới tương lai.

Những bộ sưu tập được Hublot giới thiệu ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn trên thế giới. Giờ đây, người dùng không còn quá xa lạ khi bắt gặp những chiếc đồng hồ Hublot được sử dụng trên tay của ngôi sao, người nổi tiếng vô cùng ưa chuộng sản phẩm của Hublot.

Cristiano Ronaldo cũng là một khách hàng vô cùng thân thiết của Hublot khi sở hữu nhiều siêu phẩm của thương hiệu này

Cụ thể hơn, năm 2004 Jean-Claude Biver chính thức tiếp nhận Hublot để dẫn dắt, đó chính là cột mốc bắt đầu cho sự thành công và nổi tiếng nhanh nhất lịch sử ngành đồng hồ thế giới của Hublot.

Ngài Biver cho rằng ý tưởng của Carlo Crocco hoàn toàn có thể phát triển sâu hơn nữa, và cụ thể hoá nó trong triết lý Art of Fusion, tức không ngừng tìm kiếm và kết hợp những vật liệu trên mặt đất và trong lòng đất để đưa vào đồng hồ đeo tay.

Hublot Big Bang – Hiện thực hóa triết lý Art of Fusion của ngài Biver

Hublot ra đời từ năm 1980 nhưng dòng Big Bang thì ra đời năm 2005 khi công ty đã hơn 20 tuổi và đang ở trạng thái lưỡng lự cần một cuộc cách mạng để nắm bắt được tương lai.

Big Bang chính là sự hồi sinh của Hublot, thu thập những giá trị căn bản của những chiếc Hublot đầu tiên, nâng cấp và đưa nó về bệ phóng của thời đại.

Quả thật Big Bang là cú hích tạo nên tên tuổi cho Hublot. Đã hơn một thập kỷ trôi qua, thiết kế của Big Bang gần như không thay đổi và không hề bị lạc nhịp với văn hóa đương đại, cho thấy tầm nhìn của Jean-Claude Biver.

Thành công của Big Bang nằm ở những điều chỉnh thiết kế mang tính chiến lược. Đầu tiên đó là việc chuyển từ vỏ đồng hồ kiểu truyền thống sang vỏ đồng hồ theo kiểu sandwich, cho phép phối hợp nhiều màu sắc và chất liệu, đưa ra nhiều biến thể phong phú.

Hublot Big Bang – Hiện thực hóa triết lý Art of Fusion của ngài Biver

Chiếc Big Bang đầu tiên có vòng bezel bằng Ceramic đen, mặt carbon fiber, với các con ốc Titanium hình chữ H, vỏ thép, phần sandwich bằng Resin đen và dây đeo cao su với những đường vân khỏe khoắn, ngày nay vẫn luôn là một trong những “best seller” của Hublot.

Tất nhiên giờ thì bộ sưu tập Big Bang của Hublot đã có nhiều sự kết hợp chất liệu theo nguyên lý Art of Fusion, từ thép, Resin, Titanium, Ceramic tha hồ được phóng tác. Chính sự sáng tạo này cũng tạo sức ép lên các thương hiệu khác, kéo họ vào một cuộc đua khốc liệt.

Điều chỉnh thứ hai là về mặt kính thước. Từ năm 2005, đường kính của Big Bang đã có hai lựa chọn 41mm hoặc 44mm và độ dày khoảng 14mm, hơi oversize khi đó nhưng rất ăn nhập với tinh thần của đồng hồ thể thao cho đến tận ngày nay.

Hublot Big Bang 41mm

Điều chỉnh quan trọng thứ ba là khách hàng mà Hublot hướng tới đã chuyển sang những nhà sưu tầm trẻ với một tinh thần cập nhật, giàu năng lượng và đang không tìm được chiếc đồng hồ hợp với mình giữa hàng trăm thương hiệu theo kiểu truyền thống.

Lấp vào chỗ trống đó, Hublot chứng minh rằng nghệ thuật đồng hồ truyền thống vẫn có thể kết nối với giới sưu tầm thời hiện đại.

Big Bang đoạt giải thưởng Thiết kế đẹp nhất của GPHG 2005 và nhận được sự ủng hộ tăng vọt khiến nhiều đơn hàng phải chờ đến 9 tháng. Đến 2008, doanh thu của Hublot tăng từ 25 triệu CHF lên 200 triệu CHF, tốc độ đáng kinh ngạc trong lịch sử ngành đồng hồ thế giới.

Khi nhắc đến sự thành công của Jean-Claude Biver mà không nói đến những chiến lược Marketing kinh điển thì quả là một thiếu sót. Tần suất xuất hiện của Hublot với công chúng ở thời điểm hiện tại được cho là có sự đầu tư và nghiên cứu thị trường vô cùng kỹ lưỡng.

Ngài Biver đưa Hublot trở thành thương hiệu đồng hồ đầu tiên trong lịch sử đồng hành với môn thể thao vua – bóng đá, bắt đầu từ giải UEFA Euro 2008, FIFA World Cup 2010….Giờ đây Hublot trở thành người bạn của vua bóng đá Pelé, huyền thoại Maradona.

Vua bóng đá Pele cũng đang là một đại sứ thương hiệu cho Hublot

Cùng với đó, ông đã là người đặt nền móng cho sự hợp tác với những bộ môn thể thao khác như golf, đối tác chiến lược của Ferrari và đội đua F1 Ferrari, người đàn ông nhanh nhất thế giới Usain Bolt cùng nhiều ngôi sao khác trong giới thể thao.

Arnault Bernard và LVMH – sự tham gia của một tập đoàn thời trang với quy mô toàn cầu
Tuy nhiên, để một nhà sản xuất có thể đứng trong danh sách top 10 thương hiệu có doanh thu cao nhất thế giới như hiện tại, đứng ngang hàng với những thương hiệu trăm năm như Rolex hay Omega, cần một huyền thoại nữa đó chính là tỷ phú Arnault Bernard – ông chủ tập toàn xa xỉ lớn nhất nước Pháp LVMH, một trong những người giàu nhất hành tinh (tính ở thời điểm viết bài – tháng 6 năm 2021).

Arnault Bernard – Ông trumg ngành xa xỉ phẩm

Mặc dù đã sở hữu hàng loạt Louis Vuitton, Christian Dior, Moet Hennessy, Guerlain … tỷ phú Bernard không thể bỏ qua màn trình diễn ngoạn mục của Hublot.

Năm 2008, ông tuyên bố đã thâu tóm thành công Hublot với cái giá gấp nhiều lần doanh thu lúc đó với điều kiện không thể tuyệt vời hơn: Jean-Claude Biver sẽ tiếp tục dẫn dắt Hublot cho LVMH.

Được tiếp thêm sức mạnh, Hublot vươn mình trỗi dậy, nhanh chóng có được nhà máy thứ 2 tại Nyon, Thuỵ Sĩ và bắt đầu sản xuất các cỗ máy in-house để có thể độc lập trong toàn bộ quy trình sản xuất.

Ricardo Guadalupe – Mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện một đế chế
Và năm 2012, cả ngành đồng hồ đã vô cùng bất ngờ khi Hublot công bố Jean-Claude Biver thôi giữ chức Giám đốc điều hành của Hublot, và người thay thế ông cũng là một nhân vật không quá xa lạ với những ai yêu Hublot ở thời điểm bấy giờ – Ricardo Guadalupe, phụ tá lâu năm của ngài Biver.

Ricardo Guadalupe – Mảnh ghép cuối cùng cho sự hoàn hảo của Hublot

Với sự dẫn dắt của CEO mới, Hublot càng trở nên mạnh mẽ hơn nữa khi có những bước tiến về công nghệ sản xuất, Ricardo Guadalupe nhận ra rằng một trong những điểm yếu cố hữu từ trước đến nay của Hublot vẫn đang gặp đó là việc sản xuất những bộ máy – movement cho đồng hồ.

Và ông đã thay đổi được điều này một cách mạnh mẽ. Ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Hublot giờ đây đã có thể tự tin khi có khả năng sản xuất những bộ máy inhouse của riêng mình với độ phức tạp cao.

Bộ máy sắc xảo của Hublot Unico Chronograph

Theo CEO của Hublot, trong thời gian tới, hãng sẽ đưa vào hoạt động toà nhà thứ ba để có thể tự sản xuất đến 70% số lượng bộ máy.

Tất nhiên, việc sử dụng máy của các hãng chuyên sản xuất movement nổi tiếng và tinh chỉnh lại là chuyện rất phổ biến của không chỉ những hãng nhỏ mà còn của cả các “ông lớn” nổi tiếng trong ngành sản xuất đồng hồ hiện đại.

Máy Sellita Sw300 được dùng trong Hublot Classic Fusion

Những bộ máy do Hublot tự phát triển giờ đây đã đạt đến độ phức tạp cao với những tính năng vượt trội như Tourbillon, Flying Tourbillon, tiêu biểu như MP-05 LaFerrari với tổ hợp ổ cót cho mức dự trữ năng lượng lên đến 50 ngày,

Và đặc biệt mẫu Classic Fusion Skeleton làm bằng Carbon có bộ máy tích hợp tính năng điểm chuông (Minute Repeater) và Tourbillon.

Hublot Classic Fusion Skeleton Carbon Minute Repeater Tourbillon

Hublot “không” hoặc “chưa” đi theo hướng sản xuất các bộ máy có các tính năng phức tạp như lịch vạn niên, nhưng thực tế đã cho thấy hãng này được LVMH “bật đèn xanh” khi đầu tư rất nhiều tiền cho R&D.

Bên cạnh việc phát triển bộ máy, để có thể đứng vững trong thế giới của những cỗ máy thời gian xa xỉ cần một yếu tố nữa đó là tính khác biệt.

Sự kết hợp của những bộ óc sáng tạo, tầm nhìn chiến lược và tài kinh doanh nhạy bén đã giúp Hublot ngày nào trở thành người tiên phong sáng chế ra Magic Gold – thứ vàng không bị xước khi có độ cứng đạt ở mức 1000 Vicker.

Hublot Big Bang Unico Magic Gold

Cùng với đó, hãng luôn tìm tòi phổ cập đến số đông nhiều chất liệu mới như Carbon, Sapphire, King Gold. Việc chế tác vỏ đồng hồ bằng Sapphire đòi hỏi kỹ thuật rất cao, và tỉ lệ hư hỏng lớn khi chế tác khiến chỉ có một số hãng dám theo đuổi vì không thể đảm đương được chi phí.

Việc pha màu Sapphire hiện nay của Hublot cũng gần như là kỹ thuật độc quyền, là minh chứng cho sự tiên tiến hàng đầu trong kỹ năng chế tác.

Hublot Big Bang Unico Sapphire

Chưa dừng lại ở đó, gần dây hãng cũng cho ra mắt các bộ sưu tập hướng đến tính nghệ thuật và thi mỹ khi kết hợp cùng các nghệ sĩ hàng đầu trên thế giới như Maxime Buchi – một nghệ sĩ Typography và hiện tại là một nghệ sĩ xăm hình nghệ thuật thông qua dòng Sang Bleu.

Hublot Big Bang Sang Bleu II

Takashi Murakami, một họa sĩ hàng đầu Nhật Bản được Hublot mời để cùng sáng tạo, và giới thiệu Classic Fusion lấy cảm hứng từ biểu tượng bông hoa luôn mỉm cười tươi tắn của Murakami.

Hublot Classic Fusion Takashi Murakami All Black

Cho đến hiện tại, với những thành công của mình Hublot ngày càng trở nên đáng sở hữu. Cùng với những chiến lược cụ thể và sự đột phá trong quá khứ, việc Hublot tiến đến danh sách 5 thương hiệu có doanh thu cao nhất toàn cầu có thể sẽ không còn xa.

Nguyễn Ngọc Duy