Ralph Vaessen đang tiếp bước những người đã đặt nền móng cho những lĩnh vực khác nhau của ngành xa xỉ như Abraham-Louis Breguet hay Thierry Hermès. Ông cũng là người mang tới cho từ extravagance (xa hoa) một ý nghĩa mới với những cây kính mát!
Hơn 200 năm trước, Abraham-Louis Breguet – khi đó còn là một nhà thiết kế độc lập – đã là một trong những người đầu tiên trên thế giới đặt nền móng cho việc đưa đồng hồ trở thành một phụ kiện xa xỉ. Cũng khoảng xấp xỉ thời gian đó, Thierry Hermès đã khai sinh ra thương hiệu chế tác da thuộc Hermès và đặt những viên gạch đầu tiên cho việc ngành chế tác da thuộc của Pháp sẽ chinh phục toàn thế giới. 200 năm sau, tới lượt Vertu và Mobiado. Hai thương hiệu này đã cùng nhau cải tạo và mang tới cho những chiếc điện thoại một khái niệm mới hay đúng hơn là một cuộc đời mới – xa xỉ, hoành tráng hơn và cũng đắt đỏ hơn và cũng nghệ thuật hơn.
Tuy nhiên, một chiếc đồng hồ trở thành một phụ kiện xa xỉ có lẽ là điều không khó hiểu lắm. Đồng hồ vốn phức tạp, chế tác vốn cầu kỳ, lại thêm các chất liệu quý hiếm, con số hàng chục ngàn đô cho một chiếc đồng hồ là điều rất đỗi bình thường. Còn đồ da thuộc và điện thoại? Xét cho cùng, đây đều là những sản phẩm không khó để đưa chúng trở thành những sản phẩm hàng hiệu cao cấp. Đồ da thuộc vốn là sản phẩm yêu thích của giai tầng quý tộc. Còn điện thoại là một sản phẩm công nghệ với các cải tiến chỉ dành cho những người tiên phong, có điều kiện, có khả năng tài chính.
Nhưng việc biến một chiếc kính – một sản phẩm thông thường – thành một siêu phẩm xa hoa là điều hoàn toàn không đơn giản. Điều này, tới nay, chỉ có Ralph Vaessen là thực hiện được. Và tới nay, cũng chỉ có Ralph Vaessen là có ý tưởng này. Thế nên nếu điện thoại Vertu từng được Vogue nhận xét là món đồ được săn lùng kế tiếp chứ không phải một túi. Kính Ralph Vaessen dù không được nhận xét như vậy nhưng được đánh giá là một trong những nhà thiết kế triển vọng nhất tương lại.
Cần nhớ rằng kính vốn là một sản phẩm dễ mất, thiết kế lại hạn chế sự sáng tạo. Kính cũng không phải là một sản phẩm trang sức để có thể dễ dàng có được một vị trí cao trong ngành xa xỉ phẩm. Tuy nhiên, Ralph Vaessen đã làm được điều kỳ diệu đó với những cây kính, ông mang tới cho những cây kính một cuộc đời mới, cho chúng được nhìn nhận theo những cách mới. Ông thậm chí đã khiến cho giới mộ điệu giàu có phải sốt sắng mỗi khi nhỡ bỏ quên cây kính Ralph Vaessen ở đâu đó. Ông khiến ngay cả những nhà thiết kế như Sir Paul Smith, Vivienne Westwood và những người mẫu, những người có ảnh hưởng lớn trong giới nghệ thuật như siêu mẫu Kate Moss, đạo diễn David Lynch phải tới gõ cửa và đặt hàng một cây kính Ralph Vaessen. Hay thậm chí, có những khách hàng đã bay từ Moscow tới Paris và ngược lại chỉ để có thể trực tiếp lựa chọn một cây kính Ralph Vaessen cho riêng mình.
Vậy Ralph Vaessen đã làm thế nào? Ralph Vaessen khảm kim cương lên gọng kính? Không hề! Ralph Vaessen dùng rohdium cho càng kính? Càng không! Thực tế, kính của Ralph Vaessen thường được sản xuất bằng chất liệu sừng hoặc gỗ. Nhưng điều khiến mỗi cây kính của Ralph Vaessen có thể trở nên đặc biệt tới vậy là việc kính Ralph Vaessen được sản xuất theo phương pháp của những nhà may đo Haute Couture. Mỗi cây kính của Ralph Vaessen luôn độc bản và chúng có thời gian sản xuất (tính từ thời điểm thực hiện cho tới khi hoàn thiện) thường kéo dài hơn cả thời gian để làm ra một chiếc váy Haute Couture của Dior. Bên cạnh đó, mỗi cây kính luôn là một thử nghiệm. Mẫu thiết kế sau khi phác thảo sẽ được nhà thiết kế người Hà Lan Ralph Vaessen chuyển tới xưởng chế tác ở Đức. Tại đây, những người thợ sẽ sử dụng các chất liệu, kết hợp các chất liệu với nhau để có thể tạo ra những hiệu ứng như bản thiết kế. Và đây cũng là cách làm của những nhà may Haute Couture. Chính vì vậy, bạn cũng đừng ngạc nhiên khi nghe ai đó nói thời gian cần thiết để sản xuất một chiếc kính mắt Ralph Vaessen là 09 tháng.
Với mỗi cây kính Ralph Vassen, yêu cầu luôn chỉ có một, vô cùng đơn giản nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt. Đó là một cây kính Ralph Vaessen phải phá bỏ được các giới hạn của sự sáng tạo, phải không ngừng đề cao được tinh thần xa hoa, độc đáo cũng như độc bản. Mỗi người thợ chế tác kính sau khi nhận đơn đặt hàng từ vị “nhạc trưởng” Ralph Vaessen sẽ thử kết hợp các chất liệu sừng với gỗ, sừng với kim loại để tạo ra các hiệu ứng mong muốn. Các vân gỗ, vân sừng hay các cấu trúc sắp xếp của các hạt vân gỗ, vân sừng đều được những người thợ cân nhắc rất kỹ trước khi xẻ, cắt để sau khi chế tác mỗi cây kính sẽ có một hoạ tiết đặc biệt và luôn là duy nhất.
- Trang chủ
- Kiến thức về da thuộc
- Giày nam đẹp
- Thời trang và phụ kiện thời trang
- Tư vấn sử dụng dây nịt
- Tư vấn sử dụng ví da nam cao cấp