Giải mã Superlative Chronometers: Chuẩn mực tối thượng làm nên danh tiếng của nhà Rolex

Bảo hành toàn cầu 5 năm, superlative chronometer giống như sự khẳng định đầy ngạo nghễ về một hệ thống chứng nhận từng được xem là quyền lực mà mỗi thương hiệu đều theo đuổi trước đó. Cùng chúng tôi tìm hiểu điều một lần nữa giúp Rolex lấy lại được ánh hào quang danh vọng!

Kể từ năm 1951, gần như bất kỳ chiếc đồng hồ nào được Rolex xuất xưởng khỏi trung tâm sản xuất ở Geneva đều có chứng nhận Chronometer. 6 năm sau, trước sự ngạc nhiên của giới mộ điệu, Rolex đưa lên mặt số chữ “Superlative” – “Siêu”, với hàm ý đồng hồ của Rolex không chỉ thỏa mãn các tiêu chuẩn Chronometer mà còn vượt trội hơn hẳn so với tiêu chuẩn đó. Tất nhiên, việc đặt lên mặt số dòng chữ “Superlative” này không hề đơn giản. Rolex phải có một hệ chuẩn riêng, và phải chứng minh được rằng những tiêu chuẩn mà mình đặt ra thực sự có thể đứng trên cả hệ tiêu chuẩn mà rất nhiều thương hiệu đồng hồ đang theo đuổi vào thời điểm đó… Đến năm 2015, Rolex đã nâng đời tiêu chuẩn Superlative Chronometer lên một tầm mới.

Hiện nay hình ảnh con dấu dập xi xanh là biểu tượng cho những chiếc đồng hồ đạt chuẩn Superlative Chronometer. Chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng này của Rolex đảm bảo rằng máy đồng hồ đã trải qua các kiểm định chất lượng Chronometer. Đồng hồ cũng phải trải qua một danh sách rất nhiều những bài kiểm tra khác nhau trong các phòng thí nghiệm của Rolex. Các bài kiểm tra này kiểm tra độ chính xác của đồng hồ cũng như độ chống thấm, các chức năng tự lên dây cót, khả năng dự trữ năng lượng. Các chỉ số này của Rolex giúp hãng ấn định vị trí và đẳng cấp của thương hiệu trên thị trường đồng hồ. Con dấu xi xanh của Rolex không chỉ chứng nhận đồng hồ đạt chứng nhận Superlative Chronometer mà còn là cam kết đồng hồ được bảo hành 5 năm trên toàn thế giới.

Trong quá khứ, việc xác nhận một chiếc đồng hồ là chronometer thường do chính nhà sản xuất, và mục đích của nó là để khẳng định về độ chính xác. Để đảm bảo chất lượng những chiếc đồng hồ chronometer của mình, Rolex công khai việc kiểm tra chất lượng. Mục đích của việc này là không ngừng cách tân, cải tiến để đảm bảo độ chính xác cao nhất cho những chiếc đồng hồ của hãng. Đồng thời với việc đó là thẩm thấu những giá trị vượt trội của dòng đồng hồ Oyster. Để nhấn mạnh sự khác biệt này, vào cuối những năm 1930, thương hiệu đã thay đổi dòng chữ được khắc trên mặt số từ “Chronometer” thành “Officially Certified Chronometer”. In 1951, khi Thụy Sỹ bắt đầu có những quy định về đồng hồ Chronometer, Rolex đã có mục tiêu cho mình: Có được chứng nhận cho những chiếc đồng hồ “siêu chronometer”. Tới năm 1950, Rolex ra mắt một thế hệ máy (movement) mới, máy 1500 calibre, được trang bị một bánh xe cân bằng với các con ốc vàng Microstella. Đồng thời đưa khả năng hoạt động của cỗ máy movement của đồng hồ Rolex tiến tới một đẳng cấp mới.

Những chứng nhận trên đã trở thành không còn phù hợp vào năm 1973 khi viện kiểm định chất lượng đồng hồ Chronometer, Official Chronometer Testing Institute được thành lập. Tuy nhiên, Rolex vẫn bảo lưu cách làm của mình, để tôn vinh tinh thần tiên phong, không ngừng theo đuổi việc tạo tác ra những cỗ máy đếm giờ chính xác.

Mặc dù các chứng nhận đồng hồ bấm giờ đã được đề cập đã bị lỗi thời vào năm 1973 sau khi thành lập Viện thử nghiệm Chronometer chính thức của Thụy Sĩ, đây vẫn là một lời nhắc nhở về tinh thần tiên phong của thương hiệu trong lĩnh vực chính xác về thời gian.

Rolex đã thành công trong việc tạo dựng một hệ thống chuẩn mực khi đưa ra cụm từ “Superlative Chronometer”. Những chữ này sau đó đã được khắc trên mặt số đồng hồ để tạo thành cụm từ nổi tiếng trong thế giới đồng hồ “Superlative Chronometer Officially Certified” trong cuối thập niên 50 của thế kỷ trước. Những tiêu chí đã làm nên những chiếc đồng hồ Rolex “Superlative Chronometers” này một lần nữa được nâng cấp vào năm 2015, để cho ra đời một hệ thống tiêu chuẩn mới, vượt trội hơn.

Bứt phá giới hạn

Trong lịch sử của ngành chế tác đồng hồ nói chung, và lịch sử của Rolex nói riêng, tiêu chuẩn Superlative Chronometer gắn liền với dòng đồng hồ Oyster từ những năm 50 của thế kỷ trước. Sau năm 2015, tiêu chuẩn này không còn chỉ được áp dụng với riêng dòng đồng hồ Oyster mà áp dụng với toàn bộ đồng hồ Rolex. Vậy, sự khác biệt của tiêu chuẩn “siêu Chronometer” của Rolex có gì khác biệt so với tiêu chuẩn Chronometer hiện nay?

Tạp chí thời gian đã tìm hiểu và quyết định mang tới bạn những thông tin đầy đủ nhất về các bài kiểm tra này của Rolex. Cụ thể, những chiếc đồng hồ Rolex sẽ được kiểm tra bốn yếu tố sau: Độ chính xác; Khả năng dự trữ năng lượng, Khả năng Chống thấm, và Chức năng tự lên dây cót (automatic). Với bài kiểm tra độ chính xác, Rolex sử dụng phương pháp đặc biệt, tái hiện lại các điều kiện mà người đeo đồng hồ thường gặp phải. Sau nửa tháng kiểm tra bảy tiêu chuẩn, ở năm vị trí và ba mức nhiệt độ khác nhau, mỗi động cơ đồng hồ sẽ được gửi đến COSC để làm các bài test để nhận chứng nhận.

Để đảm bảo trạng thái của Superlative Chronometer, Rolex áp dụng một loạt các bài kiểm tra nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm của mình. Bốn khía cạnh được thử nghiệm là mức độ chính xác, khả năng dự trữ năng lượng, chống thấm nước và tự lên dây cót. Độ chính xác này được Rolex kiểm tra bằng phương pháp độc quyền mô phỏng các điều kiện mà đồng hồ thực sự được đeo và đại diện hơn nhiều cho trải nghiệm thực tế. Sau 15 ngày và 15 đêm thử nghiệm liên quan đến bảy tiêu chí loại bỏ ở năm vị trí tĩnh và ở ba nhiệt độ, mỗi chuyển động được gửi tới COSC để được chứng nhận chính thức.

Không ngừng theo đuổi sự chính xác, Rolex luôn kiểm tra độ chính xác của mỗi chiếc đồng hồ sau khi đã lắp máy vào vỏ trong 24 giờ. Đồng hồ sẽ được kiểm tra ở bảy vị trị và một giá quay. Sai số mà Rolex tự đặt cho những chiếc đồng hồ của mình là không được vượt quá −2 / + 2 giây mỗi ngày (sau khi đồng hồ đã được lắp máy). Trong khi sai số cho phép của COSC cho máy đồng hồ là −4 / + 6 giây mỗi ngày.

Bài kiểm tra tiếp theo của Rolex là kiểm tra về Độ chống thấm nước của mỗi chiếc đồng hồ. Với bài kiểm tra này, đồng hồ sẽ được đẩy cao áp suất bên trong, sau đó được cho vào một phi nước áp suất cao. Rolex cũng tự nâng giới hạn đòi hỏi các mẫu đồng hồ phải chịu được áp suất cao hơn từ 10% tới 25% mức thông báo ở mặt sau của đồng hồ. Cụ thể, nếu đồng hồ chống thấm ở độ sâu ở 100m, đồng hồ sẽ phải chống thấm được ở độ sâu 110m khi làm bài test. Với những chiếc đồng hồ dành cho thợ lặn (diver watch), đòi hỏi phải chống thấm được ở độ sâu lớn hơn 25% so với độ sâu được ghi trên đồng hồ.

Cơ chế automatic tự lên dây của đồng hồ được kiểm tra bởi một hệ thống các thiết bị đặc biệt để đảm bảo các part (các chi tiết) hoạt động hoàn hảo với nhau và tuyệt đối không có trở ngại hay ma sát gì. Tất cả đồng hồ đều sẽ được lên “full” cót trước khi được đem đi tiến hành bài kiểm tra. Khả năng dự trữ năng lượng của đồng hồ được xác định dựa trên lượng thời gian bộ máy movement của đồng hồ trước khi nó dừng hẳn.

Sau khi vượt qua toàn bộ các bài kiểm tra (bao gồm cả bài kiểm tra chống nhiễm và chống ảnh từ tính), đảm bảo rằng chiếc đồng hồ đó chất lượng để giới thiệu với thị trường, đồng hồ sẽ được gắn một con dấu xi màu xanh, chứng nhận chất lượng làm nên đẳng cấp của thượng hiệu Rolex. Cùng với đó là một cam kết của chính hãng về một chính sách bảo hành toàn cầu trong suốt 5 năm.