10 Mẫu Đồng Hồ Thay Đổi Ngành Công Nghiệp Chế Tác Những Cỗ Máy Đếm Giờ – Phần 1

Dù Abraham-Louis Breguet là tác giả của tourbillon và các cơ chế siêu phức tạp của Patek Philippe là những trụ cột quan trọng trong ngôi đền thiêng của những cỗ máy đo đếm giờ, mỗi chiếc đồng hồ được giới thiệu dưới đây đều đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành đồng hồ dưới những tác động của kinh tế, chính trị, khoa học và xã hội.

Cartier Santos

Những người tiên phong trong ngành hàng không, không ai là không biết tới cái tên Alberto Santos-Dumont. Được thừa kế những đồn điền cà phê, nhưng Santos-Dumont lại dành một tình yêu đặc biệt cho ngành hàng không. Chính trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, Santos-Dumont đã chia sẻ với người bạn của mình, Louis Cartier về những khó khăn trong việc xem giờ bằng chiếc đồng hồ bỏ túi trong khi đôi tay phải tập trung vào hệ thống kiểm soát máy bay. Sau đó, nhà chế tác trang sức danh tiếng nhất thế giới này đã thiết kế và thực hiện cho Santos-Dumont một chiếc đồng hồ đeo tay. Và như vậy, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới, cũng là chiếc đồng hồ phi công đầu tiên trên thế giới đã ra đời.

Rolex Oyster Perpetual

Một trong những mối nguy hại với những chiếc đồng hồ thời kỳ đầu là bụi, nước, hơi nước có thể ngấm vào đồng hồ, gây hại tới cỗ máy. Hệ thống lên dây đồng hồ không cần “chìa khóa” mà sử dụng núm vặn, phát minh bởi Jean Adrien Philippe và giữa thế kỷ 19 đã đóng góp rất lớn vào việc giúp đồng hồ có thể chống chịu lại các yếu tố này. Tuy nhiên, vỏ case của những chiếc đồng hồ vẫn chưa thể đạt tới độ kín lý tưởng. Mãi tới năm 1926, Rolex giới thiệu mẫu đồng hồ Oyster, thế giới mới có được những chiếc đồng hồ với độ kính lý tưởng. Với vỏ case trên và dưới và núm vặn được thiết kế đặc biệt, khả năng chống nước của đồng hồ đã được chứng minh bởi chuyến bơi vượt eo biển English Channel của Mercedes Gleitze vào năm 1927. Sau đó, vào năm 1953, Edmund Hillary đã cùng một chiếc Oyster Perpetual chinh phục nóc nhà thế giới Everest. Mẫu đồng hồ này sau này trở thành nguồn cảm hứng cho mẫu Explorer đầy biểu tượng. Còn Endmund  Hillary và Tenzing Norg trở thành nguồn cảm hứng cho nhân loại khi trở thành hai người đầu tiên chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới.

Blancpain Fifty Fathoms

Một chiếc đồng hồ lặn được yêu thích hơn cả những biểu tượng như Rolex Submariner hay Omega Seamaster, mẫu đồng hồ Blancpain Fifty Fathoms được thai nghén ý tưởng vào năm 1952 bởi Đội trưởng Bob Maloubier – chỉ huy của đơn vị tinh nhuệ người nhái của Pháp Nageuers de Combat. Do đặc thù nhiệm vụ là tấn công và phá hoại dưới nước, trang phục của biệt đội này cần một chiếc đồng hồ bền bỉ, dễ đọc và luôn luôn chính xác. Tất nhiên, chiếc đồng hồ này không thể không chống thấm. CEO của thương hiệu Blancpain khi đó (rất đam mê bộ môn thể thao lặn dưới biển scuba diving) đã quyết định thực hiện một chiếc đồng hồ theo chính xác những yêu cầu của sỹ quan cao cấp Maloubier. Chiếc đồng hồ này sau đó rất nhanh đã được rất nhiều lực lượng hải quân của các quốc gia trên thế giới đã đưa vào sử dụng (trong đó có hải quân Mỹ, Israel và Đức). Mẫu đồng hồ sau này còn được huyền thoại bộ môn lăn dưới biển là Jacques Cousteau sử dụng trong thời gia quay bộ phim tài liệu rất được yêu thích The Silent World vào năm 1956 .

Seiko Astron

Được giới thiệu bởi tập đoàn Seiko của Nhật vào năm 1969, Astron là mẫu đồng hồ đầu tiên được sản xuất với số lượng lớn chạy máy quartz (movement). Giống như những chiếc đồng hồ điện tử ra đời trước nó, mẫu đồng hồ Astron này chạy năng lượng pin, gửi các xung điện qua một tinh thể thạch anh không ngừng dao động ở một tần số chính xác, cho phép tạo ra các xung điện chính xác mỗi giây. Mặc dù, chiếc đồng hồ này ban đầu có giá ngang một chiếc ô tô cỡ nhỏ nhưng động cơ tinh thể thạch anh rất nhanh đã có giá sản xuất rẻ đi rất nhiều. Các công ty như Seiko và Casio bắt đầu sản xuất vô số mẫu đồng hồ có giá hợp lý nhưng vẫn chính xác và không quá đòi hỏi về bảo dưỡng. Sự phổ biến của các mẫu đồng hồ này đã tạo ra những điều tuyệt vời cho nền kinh tế Nhật Bản nhưng đã khiến cho ngành công nghiệp chế tác đồng hồ truyền thống của Thụy Sỹ bị suy thoái.

Hamilton Ventura

Ban đầu được xem là mẫu đồng hồ thống trị ngành hỏa xa của Mỹ vào đầu thế kỷ 20, vào năm 1957, nhà chế tác đồng hồ người Mỹ, Hamilton đã bắt đầu sản xuất thương mại một chiếc đồng hồ điện tử. Xét về mặt cơ khí, chiếc đồng hồ này khá giống với một chiếc đồng hồ cơ khí truyền thống, nó được trang bị một bánh xe cân bằng nhưng chạy pin thay vì lên cót. Thiết kế Hamilton Electric 500 này sau đó được giới thiệu với rất nhiều mẫu vỏ (case) siêu hiện đại – trong đó có Ventura. Mẫu đồng hồ này đã được Elvis Presley đeo trong bộ phim ăn khách Blue Hawaii vào năm 1961. Nhìn lại có thể thấy, mẫu đồng hồ này đã báo hiệu một kỷ nguyên mà ở đó công nghệ và tính tiện dụng sẽ được đặt trên tay nghề chế tác thủ công truyền thống.