Thời trang và phụ kiện thời trang

Cách làm giày hết hôi ĐƠN GIẢN mà HIỆU QUẢ bất ngờ tại nhà

Nếu phải liệt kê ra những vật dụng cần thiết trong cuộc sống ngày nay, chắc chắn không thể thiếu những đôi giày. Tuy vậy, có một điều rằng nếu mang nhiều mà không vệ sinh giày sẽ có mùi khó chịu, từ đó làm ảnh hưởng không chỉ bản thân mà mọi người xung quanh. Chính vì vậy, hãy học ngay cách làm giày hết hôi ngay từ hôm nay. Không ai cảm thấy tự tin khi diện một đôi giày bốc mùi.  Và nếu bạn đang tìm kiếm cách làm cho giày hết hôi cấp tốc, hãy tham khảo bài viết sau của Ngọc Quang. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài phương pháp đơn giản nhưng lại cực kỳ tiết kiệm nhé!

10 cách làm cho giày hết hôi nhanh chóng

1. Cách làm cho giày hết hôi là sử dụng baking soda

Với cách khử mùi hôi giày này, bạn cần chuẩn bị một phin lọc cà phê, vài muỗng bột canh baking soda cùng một ít giọt tinh dầu và cũng đừng quên sử dụng găng tay cao su.

Đầu tiên là đổ bột baking soda và tinh dầu lên dụng cụ lọc rồi rây vào một túi nilông, bỏ giày vào đó rồi cột chặt bằng dây thun, để qua đêm.

Chú ý là nếu áp dụng phương pháp này, trước khi xỏ lại giày bạn nên kiểm tra xem bột baking soda có rơi hoặc vướng ở giày hay không. Hay đơn giản nhất chỉ cần vỗ lòng giày vào với nhau để loại bỏ sạch lượng bột thừa bám bên trong.

2. Phơi khô giày dưới ánh nắng mặt trời

Bạn có thể giặt giày của mình với nước và xà phòng, sau đó để cho ráo nước rồi đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng trong khoảng vài giờ hoặc thậm chí lâu hơn.

Nhiệt độ của ánh nắng mặt trời sẽ giúp tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn, cũng như loại bỏ mùi hôi của giày. Nhưng lưu ý không nên áp dụng biện pháp này quá thường xuyên vì sẽ khiến giày mau phai màu. Hơn nữa, không phải bất cứ loại giày nào cũng phù hợp với hình thức này.

3. Cách làm cho giày hết hôi bằng cách sử dụng giấy thơm hút ẩm

Đây cũng là cách khử mùi hôi giày cực nhanh chóng cho những ngày bận rộn. Việc đơn giản bạn cần làm là cho vào mỗi chiếc giày một tờ giấy thơm hút ẩm để loại bỏ những mùi khó chịu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho những miếng giấy thơm này vào tủ quần áo hoặc hộp giày.

cach lam cho giay het hoi
cach lam cho giay het hoi

4. Hãy giữ cho chân sạch sẽ

Đôi khi vấn đề gây mùi hôi không nằm ở giày mà từ chính đôi chân của bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng đôi chân của bạn được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Biện pháp tốt nhất là sau khi rửa chân, bạn ngâm chân bằng nước ấm hoặc có thể chà chân bằng đá bọt để tẩy tế bào chết. Ngoài ra, điều này còn giúp ngăn cản sự phát triển quá mức của vi khuẩn tại khu vực các ngón chân, kẽ móng chân.

5. Dùng xịt khử mùi cho giày

Có lẽ đây là cách nhanh nhất để khử mùi hôi cho giày, việc đơn giản là sắm một bình xịt và nhấn vòi. Hơn nữa với lợi điểm là kích cỡ nhỏ gọn, bạn có thể đem theo chai xịt này đến bất kỳ đâu.

6. Cho giày vào ngăn đá

Cách làm này chắc hẳn sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên, nhưng không phải là không có tác dụng. Với mẹo này, bạn sẽ cho giày vào trong một túi nhựa kín rồi đem bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và các loại nấm mốc là nguyên nhân gây ra mùi.

7. Cách làm cho giày hết hôi bằng Muối

cach lam cho giay het hoi
cach lam cho giay het hoi

Đối với các loại giày vải hoặc giày thể thao, việc người sử dụng không mang tất trong mùa hè sẽ khiến chúng có mùi vô cùng tệ. Lúc này cách khử mùi hôi cho giày là sử dụng muối, bởi lẽ chúng có thể hấp thụ độ ẩm từ giày và đồng thời đánh bay mùi khó chịu.

Để thực hiện, bạn nên cho một ít muối vào trong bọc nhỏ rồi đặt vào trong giày, để khoảng từ 8 – 10 giờ, mùi hôi sẽ biến mất.

8. Cách làm cho giày hết hôi bằng phấn em bé

Tuy không phải là biện pháp khắc phục mùi hôi, nhưng đây chính là cách để bạn phòng ngừa nó. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại phấn rôm em bé để rắc vào phía trong giày hoặc đơn giản là thoa lên bàn chân để ngăn mùi hôi xuất hiện.

9. Dùng cồn tẩy rửa

Cồn tẩy rửa (Rubbing Alcohol) hay còn được biết đến là cồn isopropyl. Nó được biết đến rộng rãi với vai trò như loại chất khử trùng, tẩy rửa.

danh bay mui hoi giay triet de chi voi mot chai con
Có hai cách để khử mùi hôi giày bằng loại cồn này. Phương pháp đầu tiên là dùng bình xịt phun cồn tẩy rửa vào bề mặt bên trong của giày. Khi đó, cồn sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi, giữ cho đôi giày được sạch và không có mùi.
Với phương pháp thứ hai, bạn dùng một miếng bông tẩy trang sau đó thấm cồn tẩy rửa vào rồi đặt vào bên trong giày. Bạn nên để qua một đêm mới đem lại kết quả tốt nhất.

10. Hãy tận dụng vỏ của các loại trái cây họ cam quýt

Khi ăn các loại trái cây như cam, chanh hay bưởi, đừng vội tống khứ vỏ đi vì chúng cực kỳ có ích đấy. Không những có tác dụng xua đuổi muỗi, loại vỏ này còn giúp “ướp” mùi hương dễ chịu, thư giãn cho đôi giày của bạn.
Một khi giày đã được giặt sạch, sấy khô, bạn có thể nhét vỏ cam, quýt vào giày. Nếu không có hai loại vỏ trên, bạn cũng hoàn toàn có thể thay thế bằng vỏ chanh cũng sẽ đem lại công dụng tương tự.
Sự thực là cuộc sống luôn trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn khi bạn có trong tay các mẹo để xử lý mọi tình huống một cách nhanh gọn, đơn giản. Nếu đang có một đôi giày bốc mùi, bạn hãy thử áp dụng ngay những cách khử mùi hôi giày được gợi ý bên trên. Ngoài ra, cũng đừng quên nên vệ sinh đôi chân hằng ngày vì điều đó cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn có mùi “lạ” đấy!

Các nguyên nhân gây hôi chân

cach lam cho giay het hoi
cach lam cho giay het hoi

Nguyên nhân khách quan

1. Do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh

Đông Y và Tây Y sau hàng nghìn năm nghiên cứu đã cho biết bàn chân của con người có đến hơn 2 nghìn tuyến mồ hôi. Các tuyến mồ hôi ngoài chức năng làm mát cơ thể, còn có chức năng bài tiết. Do đó, những người có nhiều tuyến mồ hôi hơn người bình thường thì tuyến mồ hôi sẽ hoạt động mạnh hơn. Bàn chân sẽ bài tiết mồ hôi liên tục, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh gây ra mùi hôi ở chân.

2. Do cơ địa loại da

Có 3 loại da chính thường gặp đó là: da khô, da thường và da dầu. Da dầu chính là loại da sẽ có khả năng bị mùi hôi chân nhiều nhất bởi vì da luôn luôn thiếu độ ẩm. Do vậy, cơ thể phải giúp tiết ra nhiều độ ẩm hơn nhưng lại gặp lỗ chân lông bị bít tắc từ đó đã gây mùi.

3. Do yếu tố thần kinh

Có một số người lại bị hôi chân do yếu tố thần kinh. Đây là những người thường hay bị đổ mồ hôi nhiều mỗi khi đứng trước đám đông, những người hay có tâm lý lo lắng và sợ hãi.
Những người có tâm lý hay lo lắng, xúc động thường ra mồ hôi nhiều hơn dẫn đến mùi hôi châm

4. Do bệnh gây ra

Hôi chân còn có thể đến từ vi khuẩn ở lớp sừng tích tụ lâu ngày trên chân. Các vi khuẩn này phát triển qua thời gian dài, trở thành hiện tượng nấm kẽ gây ra ngứa ngáy và phát mùi hôi ở đôi chân.

Nguyên nhân chủ quan gây mùi hôi chân

1. Do vệ sinh kém

Nếu quá 1 ngày bạn chưa thay tất, quá 1 ngày chưa giặt tất thì bạn đã vô tình tiếp tế thức ăn cho vi khuẩn trú ngụ ở lòng bàn chân phát triển và gây mùi thêm.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hôi chân chính là do bạn lười vệ sinh cho đôi chân của mình. Để chấm dứt hiện tượng hôi chân, điều đầu tiên bạn cần đó là phải vệ sinh thật sạch bàn chân, tất chân và giày của mình hàng ngày.

2. Mang 1 đôi giày thường xuyên

Theo lời khuyên của bác sĩ, đôi giày của bạn nên được giặt sau 4 đến 5 lần sử dụng. Nếu bạn lười thay giày, liên tục mang 1 đôi giày hết ngày này qua ngày khác thì bạn đã vô tình chứa chấp cả một ổ vi khuẩn gây mùi.

3. Dùng chung giày với người bị hôi chân

Bạn có biết rằng bệnh hôi chân cũng có thể lây từ người khác không? Nếu đi chung giày với người bị hôi chân, rất dễ dàng những vi khuẩn gây hôi chân cũng sẽ ghé thăm và trú ngụ lại chân của bạn.
Tìm kiếm liên quan:

thatlungngocquang

Ra đời từ năm 2012, đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm thắt lưng nam thời trang chuyên nghiệp, Thắt lưng nam Ngọc Quang không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thời trang Việt Nam | Hướng tới đối tượng khách hàng trẻ trung năng động, nhân viên văn phòng, Ngọc Quang không chỉ đem đến cho khách hàng những sản phẩm mang phong cách và kiểu dáng độc đáo mà còn giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất | Các sản phẩm được kiểm duyệt kĩ càng từ khâu lựa chọn chất liệu, phụ kiện đi kèm đến sản phẩm hoàn chỉnh, cam kết chất lượng sản phẩm ổn định và tốt nhất trước khi đến với khách hàng.

Related Articles

Trả lời

Back to top button