Không ai cảm thấy tự tin khi diện một đôi giày bốc mùi. Mùi hôi chân do đi giày trời mưa hoặc đi bộ nhiều trong đôi giày bịt kín trong thời tiết nắng nóng khiến cho đôi chân của bạn trở nên hôi hoặc có mùi như chuột chết khiến bạn và mọi người xung quanh rất khó chịu, làm bạn mất tự tin. Cách khử mùi hôi giày luôn là vấn đề cần chú ý nếu không muốn phải xấu hổ khi bị ai đó phát hiện. Chính vì vậy, hãy lên kế hoạch đánh bay mùi khó chịu đó ngay từ bây giờ để bạn không phải tốn tiền thay giày tất mới và cả bạn bè của mình nữa. Dưới đây là ba cách khác nhau có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Cách khử mùi hôi giày và nguyên nhân gây hôi giày
Nguyên nhân gây hôi giày
Cũng giống như hôi nách, mùi hôi khó chịu từ vùng cơ thể này được xác định là do hoạt động mạnh của tuyến mồ hôi. Mồ hôi tiết ra nhiều khiến chân luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngay cả khi chúng ta có đi tất. Môi trường ẩm ướt được xem là không gian lý tưởng nhất để nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi phát triển, đây cũng chính là nguyên nhân khiến mùi hôi trở nên nồng nặc hơn.
Để có thể chữa trị tận gốc những mùi hôi giày chúng ta cần điểm qua những nguyên nhân cơ bản dẫn tới mùi hôi ở giày, cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan như:
- Do mồ hôi chân của bạn tiết ra nhiều vì trời nắng nóng
- Do bạn vệ sinh chân, tất và giày chưa tốt, chưa thường xuyên
- Do bạn sử dụng giày lâu ngày và dùng 1 đôi liên tục
- Do chất liệu đôi giày và thiết kế không thông thoáng khiến chân bị bí bách
- Do bạn giặt và phơi giày chưa đúng cách, phơi vào những ngày thiếu nắng hoặc nơi ẩm thấp cũng sẽ khiến giày không khô. Tình trạng lúc nào cũng ẩm ẩm khiến giày tích tụ vi khuẩn.
- Mang vớ nhiều ngày liền không giặt, tích tụ mồ hôi là nơi phát triển của nấm.
- Tuyến mồ hôi của bạn có vấn đề, không tiết mồ hôi đều khắp cơ thể. Vì vậy mà ở một số bộ phận trên cơ thể sẽ điều tiết mồ hôi mạnh hơn mức bình thường, cụ thể là ở chân.
Cách khử mùi hôi giày với banking soda
Cam, chanh, bưởi là những loại trái cây vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Không những thế những loại vỏ của những loại quả này còn có công dụng trong việc khử mùi hôi của giày.
Bởi lẽ trong những loại này đều chứa một lượng axit giúp tiêu diệt hết nấm và vi khuẩn. Bên cạnh đó nó còn có một lượng tinh dầu giúp xua tan mùi hôi cực kỳ hiệu quả.
Với cách khử mùi hôi giày này, bạn cần chuẩn bị một phin lọc cà phê, vài muỗng bột canh baking soda cùng một ít giọt tinh dầu và cũng đừng quên sử dụng găng tay cao su.
Đầu tiên là đổ bột baking soda và tinh dầu lên dụng cụ lọc rồi rây vào một túi nilông. Bỏ giày vào đó rồi cột chặt bằng dây thun, để qua đêm.
Chú ý là nếu áp dụng phương pháp này, trước khi xỏ lại giày bạn nên kiểm tra xem bột baking soda có rơi hoặc vướng ở giày hay không. Hay đơn giản nhất chỉ cần vỗ lòng giày vào với nhau để loại bỏ sạch lượng bột thừa bám bên trong.
Cách khử hôi giày bằng ánh nắng mặt trời
Tháo dây giày ra, kéo lưỡi gà của giày lên để giày khô nhanh hơn. Giữ đôi giày của mình khô ráo là bạn đã góp phần hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn – nguyên nhân chính gây nên mùi hôi khó chịu.
Phơi giày ngoài nắng: Trong những ngày ẩm ướt thì việc phơi quần áo và giày khá khó khăn. Nếu không đủ nắng, thì giày và quần áo sẽ có mùi, mặc cho đã xả với nước thơm đi nữa. Vì vậy hạn chế giặt giày vào những ngày thời tiết có mưa, kéo dài vài ngày. Phơi ngoài nắng sẽ có tác dụng giết chết toàn bộ vi khuẩn, ức chế nấm, giày sẽ không bị hôi nữa.
Đây là cách nhanh nhất để làm hong khô giày. Hơn nữa tia tử ngoại của mặt trời sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn. Nhưng đừng phơi quá lâu, sẽ khiến lớp da giày trở nên giòn và dễ gãy. 30-60 phút là khoảng thời gian vừa đủ.

Cách khử mùi hôi giày bằng giấm + nước
Bạn pha hỗn hợp nước và giấm trắng đã qua chưng cất theo tỉ lệ 1:1. Giữ hỗn hợp này trong lớp vải lót và phần đế giày sau đó để khô trong vòng khoảng 30 phút. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc nếu đang vội và muốn giày nhanh khô. Tiếp đó bỏ muối nở vào giày rồi để qua đêm.
Dùng cồn tẩy rửa

Cách khử mùi hôi giày bằng cồn tẩy rửa (Rubbing Alcohol) hay còn được biết đến là cồn isopropyl. Nó được biết đến rộng rãi với vai trò như loại chất khử trùng, tẩy rửa.
Có hai cách để khử mùi hôi giày bằng loại cồn này. Phương pháp đầu tiên là dùng bình xịt phun cồn tẩy rửa vào bề mặt bên trong của giày. Khi đó, cồn sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi, giữ cho đôi giày được sạch và không có mùi.
Với phương pháp thứ hai, bạn dùng một miếng bông tẩy trang sau đó thấm cồn tẩy rửa vào rồi đặt vào bên trong giày. Bạn nên để qua một đêm mới đem lại kết quả tốt nhất.
Sử dụng bột trị nấm chân hoặc bình xịt kháng khuẩn
Bạn có thể mua hai loại này tại các cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa hay tiệm thuốc.
- Bột trị nấm chân thường được sử dụng để chữa bệnh nấm bàn chân. Mặc dù đây là nguyên nhân gây hôi chân và khiến giày có mùi nhưng giày vẫn có thể có mùi dù bạn không hề bị nấm chân.
- Nếu bạn bị nấm bàn chân, hãy thoa các loại kem hoặc các hỗn hợp tinh dầu trà xanh lên chân để diệt nấm. Tinh dầu trà xanh chiết xuất từ tự nhiên, là loại tinh dầu diệt nấm nhưng có mùi thơm dễ chịu. Xoa nó lên chân để tiêu diệt nấm hiệu quả.
Có lẽ đây là cách nhanh nhất để khử mùi hôi cho giày, việc đơn giản là sắm một bình xịt và nhấn vòi. Hơn nữa với lợi điểm là kích cỡ nhỏ gọn, bạn có thể đem theo chai xịt này đến bất kỳ đâu.
Làm đông giày
Cách làm này ít người làm nhưng hiệu quả mang lại không đùa được đâu. Cách làm như sau:
- Bước 1: Vệ sinh qua bề mặt giày để loại bỏ bụi bẩn lớn (vệ sinh khô)
- Bước 2: Cho giày vào túi nhựa và để vào trong ngăn đá, để qua đêm
- Bước 3: Mang túi đựng giày ra phơi dưới ánh nắng mặt trời cho giã đông tự nhiên
Một số người đã sử dụng cách này và cảm thấy rất hiệu quả. Tuy nhiên nếu như nguyên nhân giày thể thao của bạn bốc mùi do chân của bạn nhiều mồ hôi thì nó chỉ có hiệu quả ngay sau đó, về lâu dài thì không. Hơn nữa, nếu dùng cách này bạn cũng nên cân nhắc, giày quá bẩn mà để vào trong ngăn đá thì lại không đảm bảo vệ sinh cho tủ lạnh.
5 cách bảo quản giày khi không sử dụng mới và bền lâu nhất
Chúng ta thường có nhiều hơn một đôi giày cho nên nhiều lúc có một số đôi vô tình bị chúng ta “quên lãng” trên tủ giày không đi đến. Nếu không có biện pháp bảo quản đúng cách, những đôi giày này rất dễ bị hỏng. Chính vì vậy, các bạn hãy tìm hiểu ngay các cách bảo quản giày khi không sử dụng dưới đây để luôn có được những đôi giày mới và chất lượng nhất nhé!
Cách bảo quản giày khi không sử dụng đối với giày da
Là loại giày được sử dụng khá phổ biến, các bảo quản giày da luôn được nhiều người quan tâm, đặc biệt các bạn trẻ. Giày da dễ bị cứng và khô khi lớp dầu trên bề mặt giày không còn nữa. Trong trường hợp này, bạn bôi lên bề mặt giày một lớp mỏng kem Vaseline, đợi da thấm hết rồi mới đánh xi. Cách làm này sẽ giúp giày da trở nên mềm mại hơn đáng kể đó các bạn.
Dùng vasselin làm mềm bề mặt giày
Nếu da giày quá cứng các bạn có thể dùng mỡ động vật bôi nhẹ lên bề mặt giày rồi hơ qua trên lửa để mỡ thấm vào bề mặt da. Đợi vài ngày sau, dùng bông gòn tẩm cồn và lau sạch bề mặt giày, dùng xi đánh giày đánh lại như thông thường sẽ mang lại cho bạn kết quả đáng ngạc nhiên.
Cách bảo quản giày dép sáng màu
Cách bảo quản giày dép sáng màu cũng được rất nhiều bạn quan tâm bởi đây là tông màu rất dễ bị dính bẩn hay các vết ố vàng. Một mẹo nhỏ cho những đôi giày sáng màu này là khi vệ sinh giày bạn nên dùng một miếng chanh tươi hoặc ít kem đánh răng chà lên vết bẩn, vết ố vàng. Chúng sẽ nhanh chóng biến mất và trả lại màu sắc tươi sáng cho đôi giày của bạn.
Cách quản bảo giày dép sáng màu đơn giản hiệu quả
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột baking soda cùng một ít giấm ăn, trộn đều chúng lên và dùng bàn chải mềm nhúng vào hỗn hợp này và chà nhẹ nhàng lên bề mặt giày dép sáng màu bị dính bẩn. Chỉ sau 10-15 phút thực hiện bạn sẽ có ngay những đôi giày mới tinh.
Cách bảo quản giày khi bị ướt nước mưa
Mọi nỗ lực trong các cách bảo quản giày khi không sử dụng đều trở nên vô nghĩa nếu đôi giày của bạn bị ướt nước mưa quá nhiều lần. Hãy hạn chế tối thiểu việc để giày của bạn bị dính nước mưa nhé, đặc biệt là những đôi giày da, giày vải. Nhưng nếu có lỡ làm ướt đôi giày sau một trận mưa bất ngờ thì bạn cũng đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng cách làm sau đây.
Bỏ một chút bột vôi vào bên trong đôi giày bị ẩm ướt, để qua một đêm bạn sẽ cảm nhận được đôi giày của mình được khô ráo hơn đáng kể, đem phơi tự nhiên để giày khô tuyệt đối bạn nhé!
Nếu giày có thêm những lớp lông hay nỉ thì bạn có thể dùng máy sấy tóc sấy khô trực tiếp vào bên trong giày, sau đó để khô tự nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giấy báo vo tròn lại rồi nhét vào bên trong giày vừa giúp hút ẩm lại vừa giúp giữ được phom dáng cho đôi giày của bạn.

Cách sửa vết rạn nứt trên bề mặt giày da
Trong các cách bảo quản giày dép thì bạn không thể bỏ qua cách sửa vết rạn trên bề mặt giày da. Bằng cách này, bạn chỉ cần lấy lòng trắng trắng gà hòa với mực tàu rồi lấy bút lông chấm mực vào chỗ rạn chờ khô tại nơi không có ánh nắng mặt trời. Sau đó, bạn hãy lấy xi đánh lại lượt, đôi giày da của bạn sẽ hoàn toàn không còn vết nứt rạn nào nữa và trông hoàn toàn mới mẻ đấy nhé!
Cách bảo quản giày dép không bị mốc
Giày dép dù tốt đến mấy nhưng chúng rất dễ bị mốc nếu bạn không biết cách bảo quản. Hãy thử áp dụng các cách bảo quản giày dép không bị mốc sau đây để giữ được độ bền lâu của mỗi đôi giày các bạn nhé.
Hạn chế để giày dép da trên nền nhà trực tiếp bởi chúng rất dễ bị nhiễm hơi ẩm bốc lên từ phía nền nhà, từ đó mà sinh ra ẩm và hiện tượng mốc ở giày dép.
Hạn chế mang giày vào trời mưa, nước mưa ngấm quá nhiều vào giày sẽ làm hư chất liệu vải, da hoặc các mối nối. Hãy trang bị cho mình một đôi ủng bằng cao su để đi vào trời mưa mỗi khi ra ngoài các bạn nhé!
Khi bị dính nước mưa, bạn nên nhanh chóng làm khô giày ngay nhằm hạn chế những hậu quả sau này.
- Cách khử mùi hôi giày tại nhà
- Cách khử mùi hôi giày thể thao
- Cách khử mùi hôi giày sandal
- Cách khử mùi hôi chân